• Cùng chuyên gia phong thủy Hoàng Trà trải nghiệm các bước tiếp theo, để thấy rằng, khi áp dụng phong thủy trong thiết kế nhà thì kiến trúc sẽ phải thay đổi như thế nào.

    Với phương án ý tưởng mặt bằng tầng 1 được chọn kèm theo sơ đồ phong thủy dưới đây, căn cứ theo nhu cầu cầu công năng sử dụng, tầng 1 của ngôi nhà bao gồm: phòng khách, phòng ngủ người già + WC khép kín, phòng giúp việc, khu bếp riêng với khu ăn, WC chung, cầu thang rộng rãi và đi lại thoải mái…

    Thứ tự tác động phong thủy

    Tại bước 5, trong quá trình thiết kế sẽ đưa ra các giải pháp kiến trúc hợp lý hơn so với giai đoạn ý tưởng.

    Khi tính toán phong thủy song hành cùng thiết kế kiến trúc, sửa khi chọn được cổng và cửa chính + phòng khách, thì kiến trúc sư đã phải chọn được vị trí và hướng bếp, cùng với các vị trí đặt được giường ngủ ở tầng 1; rồi tính luôn cho vị trí ban thờ ở tầng trên sẽ ở khu vực nào và phòng nào và phòng nào. Từ đó, không gian còn lại là khu cầu thang và vệ sinh.

    Như vậy, phong thủy của cầu thang và WC là yếu tố đứng sau theo thứ tự: (1) thế và hướng, (2) cổng chính, (3) cửa chính, (4) ban thờ, (5) bếp, (6) các vị trí giường ngủ, (7) cầu thang, (8) WC, (9) bể phốt và bể nước, (10) bồn nước mái…

    Với các thứ tự trên, việc nhiều người nói vì phong thủy cầu thang và vệ sinh mà ảnh hưởng lớn tới phong thủy của nhà, làm cho hao tài tốn của hay ốm đau bệnh tật là không đúng, nó chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ mà thôi… 
    Phong thủy cầu thang

    Khi thiết kế kiến trúc là phải tính cầu thang có bao nhiêu bậc, đảm bảo tốt theo phong thủy, đảm bảo chiều cao bậc không được quá cao. Phải căn cứ kích thước tổng thể của ngôi nhà và kích thước các không gian để chọn chiều rộng của cầu thang. Với biệt thự, thì cầu thang rộng 90 cm là dùng được, nhưng hơi nhỏ, chỉ dùng khi cầu thang nằm ở cuối và ở góc nhà. Đối với loại nhà này, chiều rộng 1 vế thang phù hợp nhất là 105 cm, khi ốp mặt bậc sẽ nhô mũi ra từ 2 - 3 cm là có kích thước đẹp theo lỗ ban là 107 cm hoặc 108 cm. Còn đối với biệt thự lớn, thì chiều rộng 1 vế thang phải là 125 cm, khi ốp mặt bậc sẽ nhô mũi ra từ 2 - 3 cm là có kích thước đẹp theo lỗ ban là 127 cm hoặc 128cm.

    Việc xác định cầu thang rất quan trọng khi thiết kế, bởi nếu là thầy phong thủy giỏi, thì chỉ xác định khu vực và hướng theo phòng thủy ở đâu, chứ hợp lý về công năng sử dụng phải là kiến trúc sư giỏi nghề. Kết hợp cả phong thủy và kiến trúc, sẽ đem lại kết quả mỹ mãn cho một ngôi nhà, đó cũng là một lợi thế của kiến trúc sư giỏi về phong thủy.

    Chúng ta cùng phân tích các phương án kiến trúc ở giai đoạn tinh chỉnh dưới đây:

    Ở trên, chúng ta thấy, khi cầu thang thay đổi từ phương án chọn ban đầu sang Phương án so sánh 1, thì chiều đi lên cầu thang và khu đặt vệ sinh cũng thay đổi, do cửa vệ sinh không nên mở quay ra khu đặt bàn ăn. Phương án so sánh 1 về kiến trúc hợp lý hơn, vì phòng ngủ phía ngoài rộng hơn, có vệ sinh khép kín, dành cho ông/bà là hợp lý, sẽ trang trọng hơn. Tuy nhiên, cầu thang lại không đi lên theo chiều kim đồng hồ, lại ở sâu về phía sau so với cửa.

    Nhưng phương án chọn ban đầu sẽ bất cập là phòng ngủ có vệ sinh cho ông và bà có vệ sinh khép kín lại trở phía trong. Ngoài ra, do cấu tạo liền phòng khách nên phòng phía ngoài lại rộng hơn, nếu dành cho giúp việc ngủ thì không hợp lý.

    Từ đó kiến trúc sư lại đưa ra phương án mới để giải quyết bất cập của 2 phương án trên.

    Sau khi được phương án kiến trúc hợp lý hơn, sẽ phải án ngữ vào sơ đồ phong thủy, xem tốt xấu theo phong thủy ra sao:

    Ở phương án này, cầu thang đi lên thuận chiều kim đồng hồ, vệ sinh khép kín phục vụ phòng ông/bà có diện tích đủ rộng, không gian ăn và bếp đã hợp lý và tiện dụng. Khách đến chơi và ở lại ăn cơm sẽ thuận tiện khi đi vệ sinh.

    Như vậy, từ giải pháp kiến trúc và áp dụng phong thủy sẽ liên đới chặt chẽ đến nhau, khi thiết kế nhà ở theo phong thủy sẽ trải qua quá trình rất lôgic.

    Với phong thủy Bát Trạch, phòng ngủ phía ngoài nằm trong cung Tốn (Đông Nam) là rất tốt, nhưng với Huyền Không Phi Tinh thì lại rất xấu, bởi có bộ sao vận - sơn - hướng là 7 - 2 - 5 (trong khuôn khổ bài báo, không đủ thời lượng để phân tích nhiều chuyên môn, mong độc giả thấu hiểu). Tuy nhiên, khi tính toán phong thủy, không chỉ có mỗi trường phái Bát Trạch, còn có Huyền Không Phi Tinh, Loan Đầu, Dương Trạch Tam Yếu, Tam Hợp…

    Chúng ta sẽ phân tích để thấy sự tương tác tới kiến trúc như nào ở bài kế tiếp.
    Chuyên gia phong thủy Hoàng Trà (Báo Đầu tư Bất động sản)


    votre commentaire
  • Ngôi nhà hai phòng ngủ này, ví dụ, sử dụng đồ nội thất đơn giản và các hình thức sạch sẽ để giúp giải tỏa tâm trí phiền nhiễu và bận tâm để tạo ra một bầu không khí tập trung vào bên trong. Các khu vực khác - như phòng ăn - theo phong cách trang trí công phu hơn, tạo ra sự phấn khích và năng lượng phù hợp hơn với vai trò là khu vực xã hội. Nếu bạn đang tìm kiếm ý tưởng thiết kế đơn giản hoặc chỉ muốn khám phá một cách tiếp cận khác về thiết kế nội thất  , bài đăng này có thể giúp ích.




    Trình hiển thị: Trái đất ẩn dậtPhòng khách tập trung xung quanh một cặp bàn lồng kiểu dáng đẹp . Đồ nội thất thấp và sự cân bằng của các vật liệu tự nhiên và bề mặt trắng sáng làm cho hầu hết các cửa sổ bay rộng rãi.


    2 |Chủ đề tự nhiên chiếm mọi điểm thuận lợi. Ghế cửa sổ bọc nệm cho phép nhìn ra ngoài trời, ấn tượng cây tối giản thông minh mang lại sự thú vị cho bức tường tạo điểm nhấn và các nhánh lớn trong các bình hoa lấp đầy các khoảng trống.



    3 |Mặc dù vẻ đẹp tinh tế của hoa lan được đánh giá cao trên toàn thế giới, nhưng chúng có một lịch sử đặc biệt phong phú về nghệ thuật và văn hóa Trung Quốc .


    4 |Một điều thú vị cần lưu ý về phòng khách là bảng màu tương phản thấp. Sofa và thảm có màu gần giống nhau nhưng tạo cảm giác cá tính nhờ đường ống sofa màu đen và sự khác biệt về kết cấu.


    5 |Khi phòng khách kết thúc và hành lang bắt đầu, gỗ gặp đá cẩm thạch ở ranh giới bằng đồng. Tại bức tường, bê tông mạnh mẽ gặp một bức tường gương.


    6 |Lưới đẹp mắt ngăn cách một số khu vực với một ranh giới cảm thấy nhẹ nhưng vẫn duy trì một đường truyền thông trực quan mở trong nhà.


    7 |


    votre commentaire
  • Diện tích đất: khoảng 300m2. 

    Diện tích xây dựng: 100m2/ sàn x 2 tầng = 200m2. 

     

    Mặt chính ngôi nhà hướng Tây Nam ... 

     

    ... được KTS thiết kế 2 lớp cửa cho phòng ngủ master và phòng sinh hoạt chung tại tầng 2 

     

    Góc nhìn phía sau, lối đi phụ của căn nhà 

     

    Mặt đứng phía sau nhà 

     

    Mặt bằng tầng 1 và tầng 2 

     

    Toàn cảnh ngôi nhà, góc nhìn từ đường chính 

     

    Thiết kế cổng chính và sân trước 

     

    Thiết kế khoảng sân sau với bể cảnh nhỏ xinh, bên cạnh phòng khách và phòng ngủ khách. 

     

    Cổng phụ và sân sau 

     

     

    Thiết kế nội thất phòng khách tại tầng 1 

     

    Thiết kế nội thất phòng ăn và khu bếp 

     

    Thiết kế phòng ngủ master tại tầng 2 

     

    Phòng ngủ master với logia rộng và hệ cửa chớp chắn nắng hướng Tây 

     

    Thiết kế phòng ngủ 2 con gái nhỏ, cùng tầng 2 với phòng ngủ master ... 

     

    ... với hướng cửa sổ hướng Đông Bắc mát mẻ 

     

    Góc sinh chung kết hợp phòng thờ, tiếp giáp với logia rộng tại tầng 2. 


    votre commentaire
  • THIẾT KẾ KIẾN TRÚC LÀ GÌ ?

    Thiết kế kiến trúc là việc bố trí, sắp đặt không gian bao gồm kiến trúc, kết cấu, cấp điện, chiếu sáng, cấp thoát nước, điều hòa, thông gió,… và thời gian để tạo nên một nơi sinh sống đẹp, chất lượng, tiện ích, công năng, tạo nên môi trường sống thuận tiện, thoải mái và cả niềm tự hào cho chủ nhân, cùng các thành viên trong gia đình. Do vậy, thiết kế kiến trúc là một công tác tổng hợp của nghệ thuật, mỹ thuật, và khoa học kỹ thuật.


    Tại sao phải cần tư vấn thiết kế kiến trúc khi xây nhà ?


    Sáng tạo là một trong những sản phẩm trí tuê qua đó mà con người sử dụng để tạo dựng văn minh nhân loại, những ý tưởng sáng tạo trong kiến trúc nói chung và thiết kế kiến trúc nói riêng tạo dựng và tô đẹp cho cuộc sống góp phần tôn vinh sự hưng thịnh và thăng hoa của nền văn minh xã hội trong từng giai đoạn lịch sử.

    Vậy đâu là giá trị của thiết kế ?

    Thực trạng hiện nay, nhiều công trình nhà ở dân dụng vẫn chưa có một bộ hồ sơ thiết kế rõ ràng, vì nhiều người vẫn chưa hiểu được giá trị của việc thiết kế kiến trúc, nội thất… trong một công trình.

    Vì vậy chúng tôi đưa ra 5 giá trị cốt lõi trong thiết kế của một công trình 

    • Tốt về công năng sử dụng : những người được đào tạo thiết kế kiến trúc hay nội thất luôn được đào tạo bài bản về công năng sử dụng, tiêu chuẩn và qui chuẩn thiết kế. Họ hiểu mỗi bậc thang nên cao, rộng bao nhiêu để bước chân gia chủ là thoải mái nhất, phòng ngủ, phòng khách, hay bếp phải như thế nào để khi ngủ con người chúng ta cảm giác thoải mái nhất, khi thức thì tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, cây xanh nhiều nhất, khi ăn thì cảm giác ngon miệng nhất. Cái tủ bếp nên cao bao nhiêu, cái ghế ăn hay bàn làm việc phải cao, rộng thế nào để sử dụng tốt nhất, màu sắc trần, sàn, tường kết hợp màu nội thất như thế nào là hài hoà nhất….
    • An toàn, bền vững về mặt kỹ thuật: Ngoài công năng sử dụng thì các yếu tố về kỹ thuật như: Trên một nền đất yếu thì móng nhà phải như thế nào? kết cấu thép như thế nào để chịu được tải trọng ngôi nhà? Điện, nước phải được lắp đặt ra sao để chịu tải tốt nhất, thoát nước, cấp nước tốt nhất…… Tất cả điều được tính toán một cách khoa học, rõ ràng.
    • Giá trị về thẫm mỹ: vấn đề này ai cũng dễ dàng nhận ra. Giá trị thẫm mỹ của mỗi công trình còn thể hiện cá tính, cái tôi của mỗi gia chủ, sẽ có người thích cổ điển, có người thích sự hiện đại, trẻ trung năng động….
    • Tiết kiệm chi phí đầu tư: Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng không thiết kế thì sẽ tiết kiệm được tiền thiết kế. Điều đó thật sai lầm. Giá trị một bộ hồ sơ thiết kế chỉ chiếm khoảng 3% giá trị một công trình, nhưng dựa trên hồ sơ thiết kế đã lập chúng ta có thể tính toán được chính xác chi phí đầu tư, khi thi công sẽ trách được chi phi phát sinh do tình trạng làm đi làm lại nhiều lần, kết cấu thép, bê tông làm dư quá nhiều do thiếu sự tính toán từ khâu thiết kế kỹ thuật.
    • Mang lại giá trị xã hội: các công trình kiến trúc, nội thất phản ánh sự hưng thịnh, phát triển, văn minh của xã hội qua mỗi thời kỳ phát triển. Một sản phẩm kiến trúc đẹp, bền vững tồn tại một vì đời người, góp phần làm đẹp cho xã hội, đất nước.

    Tại sao nên chon một đơn vị thiết kế kiến trúc ?

    Làm nhà được coi là công việc quan trọng đời người, thế nhưng khi xây nhà thì không phải ai cũng thuê một đội ngũ kiến trúc sư để tư vắn thiết kế nhà ở cho mình, vì họ suy nghĩ là tốn kém, là không cần chỉ nhìn thấy mẫu nhà nào ưng ý thì làm theo là được, sao phải chi một khoản tiền như vậy liệu có xứng đáng hay không ?

    Quan điểm này rất phổ biến Nhưng không phải thợ xây nào cũng làm đươc, đội ngũ xây dựng nào cũng làm được, nếu làm được thì sẽ mất nhiêu hơn là tiết kiệm ví dụ như phatys sinh thêm vật tư vật dụng các thứ… gây tổn hại đến chủ đầu tư. Vì thế khi thuê một đơn vị thiết kế bạn sẽ không mất thời gian thiết kế hay tính toán chi phí, bạn sẽ có đầy đủ một bộ hồ sơ bao gồm các bản vẽ chi tiết, phần kiến trúc, phấn kết cấu, phần kỹ thuật điện nước và dự toán khối lượng vật liệu xây dựng, chi phí… đồng thời bạn sẽ có cái nhìn tổng thể trước khi vào thi công, lúc này bạn có thể sửa đổi bổ sung theo ý thích của mình để bạn có không gian sống tốt nhất, đẹp nhất theo ý bạn mà bạn chỉ bỏ ra một khoản tiền tương đối ít, ít hơn cả tiền sửa chữa, phát sinh nếu bạn không thuê đơn vị thiết kế.

    Vì thế bạn đừng để “ Tiền mất tật mang “

    HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ VỀ DỊCH VỤ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC . 
    Ước tính chi phí thiết kế xây dựng 

    Thiết kế xây dựng hay hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công gồm 2 phần: kiến trúc và nội thất

    PHẦN KIẾN TRÚC: 150,000 vnđ/m2

    1. Kiến trúc:

    Mặt bằng các tầng, sân thượng, mái công trình (kích thước thi công) 
    Mặt đứng chính, mặt đứng bên công trình 
    Mặt cắt chi tiết ngang, dọc công trình 
    Các mặt bằng bố trí vật dụng 
    Triển khai chi tiết từng phòng vệ sinh 
    Triển khai chi tiết cầu thang, lan can, balcon 
    Triển khai chi tiết cửa đi, cửa sổ 
    Triển khai chi tiết cổng rào 
    Mặt bằng lát gạch nền chi tiết, các tầng, các phòng, sân, sân thượng, sàn mái
    Các mặt bằng trần đèn. 
    Triển khai các chi tiết cấu tạo kiến trúc đặc biệt (nếu có) 
    Phối cảnh 3D ngoại thất công trình 
    Chi tiết thi công mặt phối cảnh mặt tiền 
    Thiết kế bản vẽ xin phép xây dựng 

    2. Kết cấu:

    Mặt bằng định vị bố trí cọc, chi tiết cọc (nếu có) 
    Mặt bằng móng, dầm móng, móng bó nền 
    Mặt bằng định vị lưới cột, chi tiết cột 
    Chi tiết móng, chi tiết vách tầng hầm (nếu có), dầm móng, đà kiềng, móng bó nền 
    Mặt bằng cấu kiện bố trí thép sàn các tầng, mái 
    Chi tiết bố trí thép cầu thang 
    Chi tiết kết cấu thép, kết cấu gỗ (nếu có) 

    3. Điện:

    Sơ đồ nguyên lý hệ thống điện 
    Mặt bằng bố trí chiếu sáng, công tắc các tầng 
    Mặt bằng cấp nguồn ổ cắm, CB các tầng 
    Mặt bằng bố trí điều hoà không khí 
    Hệ thống điện thoại, truyền hình cáp, internet các tầng (nếu có yêu cầu) 
    Hệ thống báo động, chống sét, báo cháy, camera quan sát (nếu có yêu cầu) 
    Thống kê thiết bị điện 

    4. Nước:

    Sơ đồ nguyên lý hệ thống cấp nước 
    Sơ đồ nguyên lý hệ thống thoát nước 
    Mặt bằng bố trí hệ thống cấp thoát nước các tầng 
    Chi tiết bể tự hoại, hố ga 
    Thống kê thiết bị nước 

    PHẦN NỘI THẤT: 150,000 vnđ/m2 
    Bản vẽ 3D các không gian nội thất 
    Mặt bằng chi tiết trần, sàn, các không gian nội thất 
    Mặt cắt chi tiết các không gian nội thất 
    Thể hiện chi tiết vật liệu dùng để ốp tường trang trí 
    Thể hiện cách lát nền, chủng loại vật tư, màu sắc 
    Triển khai chi tiết hệ thống điện trần – tường 
    Hình ảnh 3D của vật dụng nội thất 
    Triển khai chi tiết kỹ thuật vật dụng nội thất làm cơ sở cho thi công sản xuất. Đính kèm hình ảnh mẫu vật liệu thực tế. 
    Bảng thống kế vật dụng nội thất 
    Bảng thống kê vật liệu nội thất 
    Tính toán chi phí thi công phần nội thất theo bản vẽ thiết kế thi công nội thất 
    Tư vấn cho Khách hàng các mẫu vật liệu sử dụng cho phù hợp với bản vẽ thiết kế thi công nội thất 
    Cung cấp thông tin, hình ảnh đính kèm, màu sắc, chủng loại, nhà sản xuất, mã sản phẩm của các loại vật liệu nội thất,và trang thiết bị sử dụng cho công trình. 

    CÔNG TÁC KHÁC 
    Giám sát tác giả bản vẽ thiết kế thi công. 
    Dự toán chi phí thi công phần thô và hoàn thiện công trình theo bản vẽ thiết kế thi công. 
    Dự toán chi phí thi công phần nội thất theo bản vẽ thiết kế thi công. 


    Các yêu cầu cơ bản trong thiết kế kiến trúc

    Tiện dụng: Đó là tạo được sự thoải mái trong sinh hoạt, hiệu quả cho việc sử dụng và khai thác của con người, không gian gọn gàng, thoáng đãng và sạch sẽ, không lãng phí diện tích. Diện tích các phòng phù hợp, đầy đủ ánh sáng, thông thoáng, chống nóng, chống tiếng ồn tốt, tránh được những bất lợi của môi trường. 
    Bền vững: Vững chắc về yếu tố chịu lực, ổn đinh về hệ thống xây dựng bên trên và nền móng, tuổi thọ công trình lâu dài, chống được các hao mòn. 
    Thẩm mỹ: đảm bảo tính thẩm mỹ cao, hài hòa với không gian 
    Kinh tế: Phù hợp với điều kiện kinh tế của gia chủ hoặc các chủ đầu tư. 






    votre commentaire



    Suivre le flux RSS des articles
    Suivre le flux RSS des commentaires